TỔ CHỨC KHÔNG GIAN HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT TRƯỜNG MẦM NON TRONG ĐÔ THỊ (30/07/2020)

Trong xu thế đổi mới giáo dục, hội nhập cùng với thế giới và khu vực hiện nay, cách giáo dục “1 chiều –  Thầy nói ,trò nghe” đã không còn phù hợp. Nhu cầu giáo dục tiên tiến hiện nay đặt ra vấn đề giáo dục toàn diện cả kiến thức tri thức lẫn thể chất – tinh thần cho học sinh. Cùng với đó, quan niệm giáo dục ngồi trên lớp cũ trước đây đã không còn phù hợp. Thay vào đó, môi trường học tập được mở rộng từ lớp học ra hành lang đến sân trường và mọi góc không gian của trường học. Việc rèn luyện phát triển học sinh được thực hiện không chỉ bó hẹp ở việc học văn hóa trong lớp thông thường mà còn thông qua nhiều hình thức hoạt động đa dạng khác như giao tiếp, vui chơi, khám phá, trải nghiệm.

Một số trường học đặc biệt là các trường quốc tế, đã cập nhật các phương pháp giáo dục mới như Montesory – nhấn mạnh sự học tập từ giao lưu tương tác, lấy học sinh làm trung tâm đã thực hiện rất thành công định hướng đào tạo này. Tuy nhiên, với các nhu cầu đào tạo toàn diện theo định hướng mới, cũng đặt ra các yêu cầu về đổi mới trong thiết kế tổ chức không gian trường học.

Có thể đánh giá sơ bộ, trường học các đô thị trên toàn quốc hiện nay đang còn nhiều hạn chế về tổ chức các không gian hoạt động vui chơi và giáo dục thể chất cho học sinh, nhất là tại các đô thị lớn. Xuất phát vì nhiều lí do khách quan và chủ quan, đặc biệt là hạn chế về diện tích – địa thế đất xây dựng trong đô thị, cũng như giải pháp thiết kế tổ chức không gian trường học lối mòn, khô cứng đã dẫn đến nhiều trường học hiện nay trên phạm vi toàn quốc (bao gồm cả các trường học mới được đầu tư xây dựng) còn nhiều hạn chế về tổ chức các không gian hoạt động vui chơi và giáo dục thể chất cho học sinh.

Trao đổi với Kts Trịnh Trung Hiếu và Kts Đinh Văn Thành – Chủ trì kiến trúc và thiết kế ý tưởng, nhóm thiết kế công trình Trường mầm non tại lô đất  D25 Hà Nội – Công ty Liên doanh Sunjn Việt Nam: “Việc thiết kế tổ chức các không gian hoạt động  vui chơi và giáo dục thể chất trong công trình đảm bảo việc giáo dục học sinh theo đúng chuẩn và tiệm cận với các phương pháp giáo dục tiên tiến, công trình trường học cần bao gồm đầy đủ 02 không gian quan trọng thiết yếu về giáo dục và hoạt động thể chất “đạt chuẩn”  bao gồm: khu vực hoạt động thể chất trong nhà và ngoài trời.

—————————————————————————————————————————————

Những không gian thay đổi cao độ sẽ kích thích sự vận động của trẻ

Đường cong là 1 trong những loại hình mà trẻ em yêu thích nhất, nếu nó đủ lớn các bé sẽ chạy vòng quanh cả ngày mà không thấy chán.

Các khu đất được quy hoạch để đầu tư xây dựng trường học trong nội đô các đô thị đều có quy mô diện tích, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất và tầng cao rất hạn chế, hình dáng khu đất trong nhiều trường hợp còn méo và có nhiều bất lợi thì việc tổ chức đồng bộ,  tối ưu hóa không gian này, bên cạnh đảm bảo các khu vực chức năng học tập, hành chính, phụ trợ khác luôn là một thách thức cần đạt được trong phương án thiết kế công trình. Cần có các giải pháp mới, đột phá để giải quyết tốt vấn đề này”.

Đưa không gian chơi lên các độ cao khác nhau giúp trẻ dễ tiếp cận hơn, hấp dẫn hơn, giảm mật độ xây dựng,đồng thời gia tăng được diện tích chơi.

Với trường hợp công trình Trường mầm non D25 tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội mà nhóm đã thực hiện và đang được thi công xây dựng, do khu đất có địa thế méo với 3 mặt bị che chắn bởi các tòa nhà cao tầng, thiết kế đã bố trí khối công trình trung tâm có chức năng lớp học và hành chính phụ trợ… đảm bảo các tiêu chuẩn về ánh sáng, tổ chức vi khí hậu, an toàn dạy và học.

Sơ đồ mặt bằng và ý tưởng bố trí công năng tháp vận động với tổng thể chức năng khu trường học

Trước yêu cầu đặt ra về gia tăng và tổ chức đồng bộ không gian hoạt động vui chơi và giáo dục thể chất cho học sinh, nhóm Kts và kỹ sư thiết kế đã thể nghiệm giải pháp thiết bổ sung “Tháp vận động có cấu trúc xoắn ốc, thu hẹp dần ở phía trên với mái che trên cùng và cây xanh thiên nhiên ở lõi giữa, được kết nối hành lang cầu liên thông với khối lớp học. Một mặt, về thẩm mỹ kiến trúc, khối công trình tròn xoắn ốc giúp tổng thể kiến trúc toàn trường có tính động và hấp dẫn.

Vị trí khu đất nhiều bất lợi, không vuông vức và bị che chắn tối đa bởi các công trình cao tầng

Mặt khác quan trọng hơn, các lối hành lang dài 50m, rộng rãi, thoáng mát có độ dốc phù hợp (tương tự như tổ chức các lối dốc tham quan trưng bầy tại  bảo tàng – đạt yêu cầu di chuyển thoải mái không cần tập trung quan sát &an toàn), có ban công đảm bảo an toàn, được tổ chức liên hoàn theo chiều đứng vừa có chức năng như một lối dốc bộ hành bên ngoài nhà, nhưng đồng thời đóng vai trò là không gian giao lưu – hoạt động thể chất có mái che cho học sinh.

Giải pháp thiết kế trên không chỉ trên đã giúp làm gia tăng xấp xỉ  3 lần diện tích không gian hoạt động thể chất có mái che cho trường, mà còn tạo nên một không gian giao lưu – hoạt động tương tác thể chất rất hấp dẫn bởi tính liên hoàn và biến đổi không gian liên tục theo chiều đứng đầy ngẫu hứng và thú vị.

Khối công trình “Tháp vận động” tròn xoắn ốc giúp tổng thể kiến trúc toàn trường có tính động và hấp dẫn

Cùng với các giải pháp hoàn thiện vật liệu chất lượng (như thi công trải thảm cao su non cho sàn các tầng cũng như đường đi bộ với nhiều màu sắc tươi sáng đảm bảo an toàn cho trẻ cũng phù hợp với sự khám phá về màu sắc của trẻ),  trang trí với cây xanh và một số thiết bị – phụ kiện đi kèm, không gian “Tháp vận động” là giải pháp thiết kế hữu hiệu giúp gia tăng thời gian và hình thức vận động đa dạng theo nhu cầu khám phá mở rộng thế giới quan, giao lưu tương tác với bạn bè của các bé. Đây có thể xem là một thể nghiệm thiết kế mới cho thiết kế tổ chức không gian hoạt động vui chơi và giáo dục thể chất cho học sinh trong công trình trường học đô thị./.

Không gian vân động vui chơi khám phá và tương tác đầy thú vị và an toàn

Trang trí với cây xanh và thiết bị khiến không gian “Tháp vận động” càng trở nên hấp dẫn hơn với học sinh bậc học mầm non

——————————————————————————————–