Chùm bài báo khoa học:

Binh Pham, Thạc Sỹ Âm Học Kiến Trúc, Sydney University, Úc.

Thạc Sỹ Âm Học Môi Trường, Salford Univeristy, Manchester, UK. Thành Viên Liên Kết Hiệp Hội Âm Học Úc & Nhóm chuyên gia công ty Liên doanh Sunjin Việt Nam

HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CÁC QUY ĐỊNH HẠN CHẾ Ô NHIỄM TIẾNG ỒN TRONG KHU DÂN CƯ TẠI VIỆT NAM

Hiện nay, nhiều khu dân cư, kể cả các khu dân cư kiểu mẫu, khu dân cư cao cấp, khu đô thị xanh… dù có chất lượng công trình xây dựng, mức độ tiện nghi sinh hoạt chung là rất tốt, nhưng sau một thời gian đi vào hoạt động, nhiều tiện nghi về tiếng ồn vẫn chưa được xem xét một cách đúng mức.Ngoài ô nhiễm tiếng ồn do phương tiện giao thông, Karaoke gia đình, karaoke kẹo kéo vẫn được coi là nỗi kinh hoàng đối với nhiều người dân Việt Nam khi các cơ quan chức năng bất lực trong việc giải quyết vấn đề trong khi quá rủi ro, thậm chí gây chết người, để người dân địa phương tự mình giải quyết vấn đề (Tuoitrenews.vn, 2018). Karaoke di động ở Sài Gòn: âm nhạc cho một số người, tra tấn người khác (vnexplorer.net, 2020).

Hát karaoke với loa khuếch đại âm thanh làm phiền lòng hàng xóm (ảnh chụp tại con hẻm ở Tp.HCM) – Ảnh : NGUYỄN CÔNG THÀNH

Hiện nay, Việt Nam đã chính thức ban hành khoảng 50 bộ tiêu chuẩn TCVN về Âm thanh và Rung động đã được ban hành và có hiệu lực từ các Bộ Ngành Khác nhau (Nguyen, 2016).

Đặc biệt, QCVN 26: 2010 / BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, Bộ Tài nguyên và Môi trường (MONRE), xác định mức ồn môi trường thực hiện theo: ISO 1996‐2: 2007 (rút gọn và thay thế bằng ISO 1996‐2: 2017) Giới hạn tiếng ồn tại các khu vực có con người sinh sống và làm việc

Các khu vực đặc biệt (trường học, nhà thờ, bệnh viện …):

  • 6 giờ sáng – 9 giờ tối: 55 dBA
  • 9 giờ tối – 6 giờ sáng: 45 dBA

Các khu vực thông thường:

  • 6 giờ sáng – 9 giờ tối: 70 dBA
  • 9 giờ tối – 6 giờ sáng: 55 dBA

Dù đã có, tuy nhiên, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về tiện nghi âm học tại Việt Nam cũng còn nhiều nội dung cần được tiếp tục hoàn thiện đồng bộ ở cả các nội dung định mức, quy trình triển khai – đánh giá.

Về quy trình thực hiện, phương pháp đo tiếng ồn được thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7878 Âm học – Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường, trong đó có quy định đầy đủ các phương pháp định lượng tiếng ồn, tuy nhiên, lại không được áp dụng đầy đủ trong QCVN 26:2010/BTNMT. Điều này dẫn đến những vấn đề thiếu thống nhất trong triển khai thực hiện.

Về định mức tiện nghi âm học, hiện các quy định còn chưa phân biệt rành mạch và rõ ràng giữa các tiếng ồn môi trường khác nhau, vì các giá trị bằng nhau của LAeq, T (mức ồn tương đương trong thời gian T) có thể dẫn đến các tác động khác nhau (tức là phản ứng của con người) và các yếu tố phi âm thanh (ví dụ: thái độ đối với nguồn phát ra tiếng ồn).

Vì đặt tính vật lý của các tiếng ồn khác nhau, Tổ chức WHO (2018) có sử hướng dẫn cụ thể về tiếng ồn môi trường, thể hiện qua mức phơi nhiễm khuyến nghị đối với tiếng ồn môi trường để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tập trung vào các chỉ số tiếng ồn được sử dụng nhiều nhất là Lden (mức ồn ngày, tối và đêm 24h) và Lnight (mức ồn vào ban đêm 19:00 – 23:00).

Bên cạnh đó, các định mức về tiện nghi tiếng ồn tại hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam còn ở mức cao hơn rất nhiều so với chuẩn chung tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, dẫn đến mức tiếng ồn trong các khu dân cư Việt Nam cao hơn mặt bằng chung của quốc tế và khu vực./.

Còn tiếp…..

HOÀN THIỆN HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN TIỆN NGHI ÂM HỌC TẠI VIỆT NAM, HẠN CHẾ Ô NHIỄM TIẾNG ỒN TRONG KHU DÂN CƯ