Sau một tháng trưng bày triển lãm pavilion tại Vườn hoa Con Cóc, theo như ý tưởng ban đầu của nhóm tác giả Sunjin Vietnam, tre sẽ được trả lại để phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm thủ công. Thể hiện rõ tiêu chí tái sử dụng vật liệu, giảm thiểu sự lãng phí tài nguyên.
Tại sao lại là tre? Đối với vật liệu của pavillion, với mong muốn gìn giữ những giá trị truyền thống và làm nổi bật chủ trương của dự án: “Giảm lượng khí thải Carbon Dioxide – Hướng tới mục tiêu Netzero”, nhóm tác giả chọn tre làm vật liệu chính cho dự án lần này dưới hình thức giàn giáo tre.
Với lịch sử lâu đời, cây tre được coi là biểu tượng của văn hóa, chính trị của con người Việt Nam trong suốt bề dày lịch sử từ khi khai hoang đến công cuộc dựng nước và giữ nước. Nhóm tác giả sẽ sử dụng tre từ làng mây tre đan Sóc Sơn, nguồn gốc lấy từ những giàn giáo đã qua sử dụng để tái sử cho dự án này . Sau khi sự kiện kết thúc, tre sẽ được trả lại để sử dụng cho những công trình tiếp theo, thể hiện rõ tiêu chí tái sử dụng vật liệu, giảm thiểu sự lãng phí tài nguyên.
Dự án pavilion này không chỉ thiết kế để trưng bày các tác phẩm kiến trúc đạt giải mà còn mong muốn truyền tải thông điệp giáo dục, văn hóa và bảo tồn. Với sự sáng tạo, năng động của nhóm tác giả trẻ tuổi Sunjin Vietnam, biểu tượng lịch sử như được thổi vào 1 làn gió tươi mới nhưng vẫn phô diễn được nét truyền thống của công trình.
Pavilion là sự giao thoa giữa văn hóa truyền thống và tính đương đại, mang sự trân trọng, biết ơn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc theo tinh thần “Tre già, măng mọc”.